Trung tâm đào tạo DGM Việt Nam

101 Nguyễn Văn Trỗi,Phường 12,Quận Phú Nhuận,TPHCM. Hotline: 0968.847.396

Trung tâm đào tạo DGM Việt Nam

101 Nguyễn Văn Trỗi,Phường 12,Quận Phú Nhuận,TPHCM. Hotline: 0968.847.396

Trung tâm đào tạo DGM Việt Nam

101 Nguyễn Văn Trỗi,Phường 12,Quận Phú Nhuận,TPHCM. Hotline: 0968.847.396

Trung tâm đào tạo DGM Việt Nam

101 Nguyễn Văn Trỗi,Phường 12,Quận Phú Nhuận,TPHCM. Hotline: 0968.847.396

Trung tâm đào tạo DGM Việt Nam

101 Nguyễn Văn Trỗi,Phường 12,Quận Phú Nhuận,TPHCM. Hotline: 0968.847.396

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

10 Thủ Thuật Google+ Đơn Giản Mang Lại Hiệu Quả SEO Cao

Nếu đang sử dụng Google+, hãy thực hiện truy vấn với tên miền và kiểm tra sự phân phối tên miền của 100 kết quả đầu tiên. Biểu đồ bên dưới cho biết những gì xảy ra khi tìm kiếm với tên miền ví dụ.
Google+ vẫn thống lĩnh kết quả tìm kiếm. Nhân rộng điều này cho hàng trăm triệu người có thể thấy rõ qui mô rộng lớn của nền tảng Google.
Dưới đây là 10 thủ thuật Google+ khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả SEO cao.


1. Sử dụng các liên kết trong Profile (Profile Link):

Google+ không những cho phép liên kết đến các profile khác trên hệ thống web mà còn có thể nhúng trực tiếp các liên kết này vào tiểu sử cá nhân với anchor text tùy chọn.
Giá trị của một liên kết từ Google+, trên lí thuyết, cũng như giá trị của một liên kết bất kì đều tùy thuộc vào uy tín của cả trang web và tên miền.
Nếu có thể phát triển thương hiệu của mình bằng cách thu hút nhiều người tham gia , chia sẻ các post của bạn, hoặc liên kết trực tiếp đến profile của bạn, các profile link của bạn càng có nhiều giá trị.

2. Liên kết trong các bài đăng (Post Link):

Cũng như Profile Link, Google+ cũng cho phép chèn trực tiếp các liên kết dofollow vào các post – số lượng tùy ý! Chỉ cần chèn một URL đầy đủ, Google sẽ tự động định dạng nó như một liên kết. Giá trị của các liên kết này gia tăng cùng số lần bài post được chia sẻ, được liên kết và được +1. Chẳng hạn như, hãy xem thử một post chỉ có một câu của Alexia Tsotsis, có PageRank 3 và được Google lưu vào cache cứ mỗi vài tuần một lần. (Dù rằng chỉ số PageRank không tương quan lắm với thứ hạng nhưng với Google+, đó là tiêu chí duy nhất xem được).
Nếu post được lan truyền rộng rãi và được chia sẻ lại bởi các profile uy tín cao, giá trị của các liên kết này sẽ gia tăng.

3. Tối ưu hóa các thẻ tiêu đề trên G+:

Câu đầu tiên của bài post trên Google+ (Google+ post) sẽ trở thành một phần của thẻ tiêu đề, tương quan rất cao với thứ hạng và tác động đáng kể đến tỉ lệ nhấp chuột. Hãy chọn từ khóa thật cẩn thận và nhận thức rõ: câu đầu tiên chính là phần đầu tiên mà mọi người nhìn thấy.

Minh họa với bài post đơn giản xếp hạng với tiêu đề.

4. Tầm quan trọng của việc biên tập:

Google+ giống như một nền tảng blog cá nhân dạng thu nhỏ. Do đó, việc biên tập một post bất kì vào bất cứ lúc nào là hoàn toàn có thể thực hiện được. Facebook và Twitter không thể thực hiện điều đó. Facebook cung cấp cho bạn các khả năng biên tập rất hạn chế. Còn với Twitter, sau khi tweet, bạn chỉ có thể xóa nó mà thôi.
Tính năng này rất quan trọng trong trường hợp Google+ post của bạn được lan truyền và bạn muốn cập nhật hoặc thay đổi. Khi cần thiết vẫn có thể cập nhật thẻ tiêu đề và bất cứ nội dung đa phương tiện đính kèm nào.
Không cần thiết sở hữu một website/blog riêng, nhưng Google+ cũng cung cấp cho bạn đủ quyền quản lí nội dung.

5. Đánh chỉ mục nội dung mới nhanh chóng:

Khi chia sẻ nội dung mới trên Google+, Google sẽ đánh chỉ mục trang này cực kì nhanh. Người ta cho rằng các URL mới được thu thập gần như ngay lập tức. Điều này không khó hiểu vì một phần mục đích của Google+ là thay thế Twitter khi tạo ra tiện ích Realtime Search của Google.
Trước đây, nếu muốn một website được đánh chỉ mục, cần phải hoàn tất đơn đăng nộp website và chờ đợi trong vài tuần. Ngày nay, chỉ cần đơn giản nhấn nút +1.
“Google+ là hộp Đăng Nộp URL mới của Google.” - Rand Fishkin, GROW 2012 Source
Hãy chia sẻ nội dung mới của trên Google+, cũng như các mạng xã hội khác, để được đánh chỉ mục nhanh chóng.

6. Kết nối với các nhân vật có tầm ảnh hưởng:

Google+ liệt kê 17 kích hoạt thông báo khác nhau có thể giúp kết nối với những nhân vật có tầm ảnh hưởng.
Tùy vào chế độ cài đặt tài khoản của từng cá nhân, những thông báo này có thể xuất hiện dưới dạng email, SMS điện thoại, hay thanh thông báo Google màu đỏ có mặt ở khắp nơi.
17 hành động có thể kích hoạt thông báo:
  1. Đề cập đến họ trong post
  2. Chia sẻ trực tiếp một post với họ
  3. Chia sẻ post và bạn cũng thuộc nhóm người mà họ đăng kí tham gia
  4. Bình luận trên post họ đã tạo ra
  5. Bình luận trên post sau khi họ đã bình luận trên đó
  6. Bổ sung họ vào nhóm của bạn
  7. Giới thiệu người mới để bổ sung vào các nhóm của họ
  8. Tag họ trong hình chụp
  9. Tag một trong những hình chụp của họ
  10. Đề nghị tạo một hình chụp profile cho họ
  11. Bình luận về hình ảnh sau khi họ đã bình luận về nó
  12. Bình luận hình ảnh họ được tag
  13. Bình luận hình ảnh họ đã tag
  14. Bắt đầu cuộc đối thoại với họ
  15. Gửi cho họ lời mời hoặc cập nhật một sự kiện
  16. Nhắc nhở họ về các sự kiện
  17. Bất cứ hoạt động nào liên quan đến các sự kiện mà họ tổ chức
Lưu ý: Những người sử dụng các thủ thuật Google+ trên để spam sẽ bị hạn chế/cấm sử dụng Google+.

7. Tối ưu avatar để thu hút thêm lượng truy cập:

Nếu ứng dụng một thẻ author thành công và có hình chụp lôi cuốn, việc xếp thứ hạng hai, hay ba sẽ không là vấn đề. Với một hình chụp bắt mắt có thể thu hút được lưu lượng truy cập miễn phí từ vị trí số một của đối thủ.

8. Bảng điều khiển mạng xã hội G+:

Google Analytics đã phát triển mạnh mẽ với các báo cáo mạng xã hội, nhưng nếu thường xuyên theo dõi lưu lượng truy cập xã hội, bạn cần đưa thông tin ra vị trí được chú ý nhất.
Ngoài ra còn có thể xem hết các tiêu chí trọng yếu từ lưu lượng truy cập Google+ và các mạng xã hội khác, bao gồm:
  • Hoạt Động Xã Hội Trên Trang, cụ thể là Google+
  • Doanh Số theo Lượt Truy Cập trên Mạng Xã Hội
  • Thống Kê Lưu Lượng Truy Cập Tổng Thể theo Nguồn Xã Hội

9. Kiểm tra Circle Rank:

Hãy thử nghiệm bằng cách dán URL Google+ vào công cụ để tạo biểu đồ đánh giá sự phát triển người theo dõi mỗi ngày, sự lan truyền của các post, và xem xét điểm số “Circle Rank” khi so sánh với các profile Google+ khác.

10. Kẻ nhanh chân sẽ thắng cuộc:

Tuy Google+ đang phát triển bùng nổ, chỉ 1 trong 4 người sử dụng Google+ một lần/tháng. Số còn lại thậm chí còn đăng nhập ít hơn, dù con số này đang phát triển nhanh chóng.
Tất cả các thủ thuật này sẽ không hiệu quả nếu bạn không sử dụng Google+. Trong số 400 người tôi tham gia trên Google+, chỉ có 75 người hoạt động tích cực. Không có gì ngạc nhiên, vì họ đều là những người thông thạo về SEO và truyền thông xã hội.
Vẫn còn thời gian. Các “đồng nghiệp” của chúng ta đang dần hiểu ra vấn đề. Và tất nhiên, những ai nhanh chân sẽ chiến thắng.
Bạn chỉ cần hoạt động trên Google+ chưa đến 10 phút mỗi ngày. Tạo một số thói quen đơn giản để hòa hợp với tiến độ công việc:
  • Nhấn nút +1 để lan truyền các bình luận đang được chia sẻ
  • … đăng bình luận trên các nội dung thực sự giá trị
  • Chèn nút +1 trên Nội Dung Của Chính Bạn
  • Tham gia / Bình luận / Chia sẻ lại / Chat bằng webcam / Tạo sự kiện
  • tạo nhóm những người nổi tiếng
  • Tạo điều kiện để mọi người đặt vòng kết nối.



Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Cấu trúc URL thân thiện

URL là gì ?

URL chính là địa chỉ của một tài liệu cụ thể (có thể là trang web, hình ảnh, pdf,…), là một giá trị rất trọng yếu theo quan điểm của công cụ tìm kiếm. Chúng xuất hiện trong nhiều vị trí quan trọng khác nhau.
Vì công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị URL trong kết quả tìm kiếm, chúng có thể tác động đến tỉ lệ nhấp chuột và hình ảnh website. URL là yếu tố cần có để xếp hạng tài liệu, và những trang có các từ truy vấn hiển thị trong tên web sẽ phát huy được công dụng của việc sử dụng từ khóa một cách hợp lí nhưng vẫn đảm bảo tính mô tả cao.
URL xuất hiện trong thanh địa chỉ của trình duyệt web, nói chung vị trí này hầu như không tác động đến công cụ tìm kiếm, nhưng cấu trúc URL nghèo nàn và thiết kế không bắt mắt sẽ đem đến ấn tượng xấu cho người dùng.

Cách tạo URL thân thiện:

1. Hướng đến người dùng:

Hãy đặt mình vào vị trí của người dùng và xem xét lại đường dẫn URL. Nếu có thể dễ dàng đoán biết chính xác nội dung cần tìm trên trang này, URL phải đáp ứng được yếu tố “phải có tính mô tả cao”. Không cần phải liệt kê thật tỉ mỉ trong URL, chỉ một thông tin tổng quát là đủ.

2. Càng ngắn càng tốt:

Ngoài tính mô tả, việc giới hạn tối đa độ dài và dùng dấu (/) sẽ giúp URL dễ dàng “copy-paste” hơn (vào email, bài viết đăng blog, tin nhắn...) cũng như được hiển thị đầy đủ trên công cụ tìm kiếm.

3. Không nên lạm dụng từ khóa:

Nếu trang web chỉ tập trung vào một cụm từ cụ thể, hãy đặt nó vào URL. Tuy nhiên, tác dụng sẽ phản ngược lại nếu cứ cố nhồi nhét chúng vào URL vì mục đích SEO – URL sẽ không phát huy được tác dụng và có thể lọt vào mắt “đen” của phần mềm chặn spam nào đó.

4. Mang tính ổn định:

URL tốt là URL dễ đọc và không chứa nhiều tham số, chữ số và kí hiệu. Với công nghệ mod-rewrite dành cho Apache và ISAPI-rewrite dành cho Microsoft, có thể chuyển một URL động như www.seomoz.org/blog?id=123 sang URL tĩnh http://www.seomoz.org/blog/google-fresh-factors. Chỉ một tham số động trong URL cũng có thể tác động xấu đến thứ hạng cũng như cơ hội được đánh chỉ mục của website.

5. Dùng dấu gạch ngang để tách từ:

Không phải ứng dụng web nào cũng có thể hiểu được các dấu cách như dấu gạch dưới “_”, dấu cộng “+” hay khoảng cách các từ “%20”, vì vậy bạn nên dùng dấu gạch ngang “-” để phân biệt các từ trong URL, như google-fresh-factor trong ví dụ URL đã đề cập ở trên.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

So Sánh Tính Chất Của SEO Và Google Adwords

Mục đích của quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và quảng cáo Google AdWords đều nhằm mục đích thu hút lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm Google thông qua những từ khóa tìm kiếm thông tin dịch vụ sản phẩm mà bạn cung cấp. Tuy nhiên, chúng cũng có rất nhiều tính chất khác nhau. Bài viết này chúng tôi sẽ chỉ ra những đặc điểm của mỗi phương pháp để bạn có thể sử dụng hiệu quả cho các kế hoạch Online Marketing của mình.

SEO và Google Adwords

SEO là phương pháp tập trung phát triển nội dung của trang web thật chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu của công cụ tìm kiếm. Quá trình SEO sẽ giúp bạn có thứ hạng cao hơn trong phần kết quả của quá trình tìm kiếm tự nhiên (SERP). Bạn phải tối ưu hóa tất cả những yếu tố từ khóa và bài viết trên trang web của bạn, xây dựng những liên kết chất lượng. Nếu thực hiện tốt việc này, công cụ tìm kiếm sẽ nhận biết được trang web của bạn, ưu tiên nó hơn và đặt nó vào những vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Google Adwords, một phương pháp Internet Marketing khác, là các quảng cáo được hiển thị bên cạnh kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google và trên các trang liên kết đăng quảng cáo của Google. Với Google Adwords, bạn sẽ đăng quảng cáo của mình khi có truy vấn tìm kiếm liên quan đến bạn (ví dụ, bạn kinh doanh áo thun, thì bạn sẽ đăng quảng cáo của mình khi có ai đó tìm kiếm từ “áo thun”). Người tìm kiếm trên Google sẽ click chuột vào quảng cáo của bạn và chuyển đến website của bạn. Mỗi khi có người click vào quảng cáo như thế, bạn sẽ phải trả tiền cho Google vì Google Adwords hoạt động theo hình thức PPC (Pay Per Click – trả tiền cho mỗi cú nhấp chuột). Chúng tôi sẽ giải thích sự khác biệt giữa kết quả tìm kiếm tự nhiên và kết quả tìm kiếm có tính phí như Adwords dưới đây:

So sánh SEO và AdWords

Thường thì người ta luôn khuyên bạn kết hợp của SEO và AdWords để có vị trí tốt hơn trong trang kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã và đang đứng đầu trong các kết quả tìm kiếm, tôi vẫn khuyên bạn nên tiếp tục sử dụng Google Adwords.
- So với Google Adwords, SEO thường sẽ mất khá nhiều thời gian để bạn mới thấy được kết quả. Tuy nhiên, SEO lại giúp website của bạn có được vị trí cao trong kết quả tìm kiếm tự nhiên với những từ khóa quan trọng. Một ưu điểm lớn của SEO là, mỗi khi có người click vào liên kết của bạn trong kết quả tìm kiếm tự nhiên, bạn sẽ không bị tốn bất cứ chi phí nào, trừ những chi phí nhỏ nhưng cần thiết để duy trì thứ hạng bạn đang có.
- Google Adwords thì hoạt động ngay lập tức, đem lại kết quả nhanh chóng.
- Với Google Adword, ít nhiều có thể đảm bảo doanh nghiệp của bạn sẽ được hiển thị trong kiếm quả tìm kiếm. Có rất nhiều cách để người ta tìm kiếm bạn, doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. SEO không đảm bảo 100% website của bạn sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm nhưng Google Adwords thì luôn đảm bảo.
- SEO sẽ nhắm đến những từ khóa có lượng truy cập cao liên quan đến trang web của bạn.
- Google Adwords cũng cho phép bạn linh động trong những thay đổi của thị trường, nhắm đến đối tượng truy cập khác, hoặc tìm kiếm dựa trên những tin tức, sự kiện gần đây. Trong khi đó, với SEO, bạn cần phải có kiến thức sâu về công cụ tìm kiếm và chậm thích ứng với sự thay đổi.
- Quảng cáo Google Adwords được hiển thị ở phần đầu tiên trong danh sách kết quả tìm kiếm tự nhiên. Đây là vị trí các khách truy cập dễ dàng nhìn thấy nhất.
- Google Adwords có thể giúp bạn nhắm đến một số lượng lớn từ khóa cùng một lúc.
- Google Adwords chỉ dùng được khi trang web có đăng ký trên Google Ads, Google Search Engine và Google Affiliate Sites.
- Google Adwords là phương pháp tăng doanh thu và số lượng khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng.
- Nếu quá trình SEO dừng lại, thứ hạng tìm kiếm sẽ giảm theo thời gian.
- Đối thủ cạnh tranh chính của Google AdWords là Yahoo Search Marketing và Microsoft AdCenter.
- SEO cũng đồng thời tối ưu hóa số lượng và chất lượng liên kết đến trang web của bạn.
- Google AdWords sẽ thu hút lưu lượng truy cập ngay lập tức từ khi vừa bắt đầu chiến dịch marketing. Điều này rất hữu ích với các trang web mới hoặc các sản phẩm kinh doanh theo mùa.
Tôi nghĩ các bạn đều rõ vì sao SEO và Google Adwords không những không loại trừ nhau mà thậm chí nó còn là 2 công cụ hữu ích để thực hiện mục đích chung: cải thiện doanh thu. Bạn luôn phải có càng nhiều kênh bán hàng càng tốt và vì thế bạn phải biết được phương pháp nào là thích hợp cho chúng. Ngoài ra, đừng quên rằng trang web của bạn cũng là một nơi để bạn giao tiếp với khách hàng tiềm năng, vì thế bạn cần phải trình bày nó thật rõ ràng. Việc lạm dụng SEO cũng không đem lại hiệu quả cao hơn cho bạn, trái lại còn có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình xếp hạng. Vậy nên, bạn cần phải phẩi triển nhiều nội dung thích hợp và hữu ích để có thể chuyển đổi lượng click chuột thành doanh thu và khách truy cập trở thành khách hàng thật sự.
Nếu bạn muốn phối hợp hiệu quả giữa SEO và Google Adwords, hãy tham khảo Khóa học SEO hiệu quả và Khóa học thực hành Google Adwords của DGM Việt Nam.
Nguồn: Làm Marketing

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

10 Thủ Thuật SEO Để Tăng Tần Suất Của Google Bot

Tần suất viếng thăm cao của Google Bot trên website là dấu hiệu tốt của việc chỉ số hóa website của máy tìm kiếm.
Đây là bước đầu tiên quan trọng trong việc tối ưu hóa website cho bộ máy tìm kiếm. Việc bọ tìm kiếm của Google viếng thăm website là dấu hiệu tốt cho việc Website được máy tìm kiếm đánh chỉ số đều đặn, đây là bước đầu tiên trong việc đứng hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, bọ tìm kiếm chỉ viếng thăm thường xuyên và sâu trên Website khi nó coi Website đó là quan trọng và có giá trị.
Chú ý rằng ép buộc Google Bot viếng thăm Website thường xuyên là điều không thể, nhưng có thể mời Google Bot viếng thăm. Sau đây là 10 thủ thuật có thể áp dụng để tăng tần suất truy cập của Google Bot.

10 thủ thuật SEO cải thiện tần suất bọ tìm kiếm

  1. Cập nhật thường xuyên nội dung (và Ping cho Google sau mỗi lần cập nhật). Hãy cố gắng tạo ra các nội dung duy nhất thường xuyên và đều đặn (ít nhất 3 lần một tuần nếu như không thể cập nhật hàng ngày và tìm ra tần suất cập nhật tối ưu hóa).
  2. Đảm bảo rằng máy chủ hoạt động tốt: Xem thống kê Google Webmaster Tools để biết được những trang lỗi.
  3. Cải thiện thời gian tải trang (Page Load Time): Chú ý rằng, bọ tìm kiếm hoạt động với một qũy thời gian nhất định. Nếu nó phải sử dụng thời gian để đánh chỉ số một số lượng lớn hình ảnh hoặc tài liệu PDF thì nó sẽ dành ít thời gian để thăm các trang khác.
  4. Kiểm tra cấu trúc website: Chắc chắn rằng không có nội dung trùng lặp nào trên Website thông qua một liên kết URL khác. Một lần nữa, nếu như Google Bot mất thời gian đánh chỉ số các trang có nội dung kép (trùng lặp nội dung) thì chắc chắn nó sẽ không có thời gian ghé thăm trang khác.
  5. Có thêm nhiều liên kết trỏ đến (backlinks) từ các website được Google Bot ghé thăm thường xuyên.
  6. Điều chỉnh tần suất đánh chỉ số của Google Bot trong Google Webmaster Tools - Công cụ Google cho quản trị website.
  7. Thêm sơ đồ website như Sitemap. Về lý thuyết sơ đồ website sẽ giúp Google Bot xác định nhanh chóng cấu trúc, nội dung website và từ đó nó có thể đánh chỉ số tốt toàn bộ Website. Tuy nhiên cũng có một số Webmaster để ý thấy rằng tần suất của Google Bot giảm hẳn sau khi thêm Sitemap và họ khuyến cáo không nên sử dụng Sitemap. Đây là vấn đề đang được tranh luận khá sôi nổi trên các diễn đàn Webmaster.
  8. Đảm bảo rằng máy chủ Web trả về các HTTP Header Status chính xác. Và bạn đã tạo ra một trang Error 404 riêng trong trường hợp không tìm được tệp tin hay thư mục trên Website. Việc các HTTP Header được trả về chính xác giúp bọ tìm kiếm hiểu được chuyện gì đang xảy ra và đó là cách giải thích rõ ràng nhất cho máy tìm kiếm trong trường hợp có lỗi.
  9. Hãy sử dụng thẻ tiêu đề và thẻ Meta tags (ví dụ description hay keywords) duy nhất cho từng URL của Website.
  10. Theo dõi tần suất của bọ tìm kiếm Google Bot để xác định xem nội dung nó quan tâm và những vấn đề xảy ra nếu có.

Công cụ thống kê hoạt động của bọ tìm kiếm

Việc sử dụng các thủ thuật SEO trên chắc chắn sẽ làm tăng tần suất viếng thăm của bọ tìm kiếm. Tuy nhiên sau đó cần phải có một công cụ thống kế tính hiệu quả của các thủ thuật trên. Và đặc biệt hiểu được cách thức hoạt động của Google Bot, các phần được đánh chỉ số tốt và các phần lỗi, để sửa chữa kịp thời. Sau đây là một số công cụ hữu ích, bạn nên tham khảo.
- Sử dụng công cụ cho Webmaster của Google Webmaster Tools
- Để quản lý hoạt động của Google Bot trên Website, các Webmaster có thể sử dụng Scripts rất hay CrawlTrack để thống kê và phân tích các hoạt động của rất nhiều bọ tìm kiếm trên Website.

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Google Bot Hoạt Động Như Thế Nào ?

Google Bot là gì ?

Google Bot được hiểu nôm na đó là những con bọ tìm kiếm, ngoài ra còn được gọi là Spider (con nhện). Nhiệm vụ chính là Crawling (bò) thu thập các thông tin, thu thập dữ liệu.Mỗi một Spider có một địa chỉ IP riêng và thường được thay đổi.

Google Bot hoạt động như thế nào ?

Google sử dụng một lượng lớn máy tính để thu thập dữ liệu trên trang web của bạn. Google Bot ngày nay được lập trình thông minh hơn để có thể xác định được trang web của bạn có được cập nhật thường xuyên và chu kỳ cập nhật như thế nào ?
Google Bot thu thập dữ liệu từ tập hợp các URL trước đó và tăng cường thu thập thông qua sơ đồ trang web (sitemap) được người quản trị web gửi tới trong Google Webmaster Tools.
Google Bot đi ngang qua website của bạn, xác định được các liên kết (hyperlink) và thẻ meta từ đó có xác định có đi theo các liên kết đó hay không ?
Chúng ta cũng nên chú ý mỗi lần Google Bot bò qua trang web của bạn là 1 lần tải bản sao tại thời điểm đó. Và quá trình Spider Crawling là quá trình đầu tiên trong cơ chế làm việc của các Search Engine nói chung. Đôi khi Google cũng sử dụng dữ liệu của các đối tác, đại lý.

Google tìm kiếm như thế nào ?

Ở Việt nam Google là cỗ máy tìm kiếm lớn nhất cũng như hiệu quả nhất đối với người sử dụng Internet do đó thông thường chỉ cần làm SEO trên Google là đủ. Khi SEO được trên Google thì hầu như các Search Engine còn lại cũng sẽ xếp hạng cao tất nhiên không giống nhau nhưng thứ hạn cũng tương tự nhau. Cơ chế tìm kiếm của Google được chia làm 4 bước:
  • Crawling
Google Bot thu nhập dữ liệu web của Google, tìm và lấy các trang trên các web, đưa chúng vào chỉ mục của Google (indexer). Có thể tưởng tượng nó giống như một con nhện nhỏ đang tất bật trên khắp các trang mạng. Trên thực tế, Google Bot không đi tới tất cả các trang, nó gửi yêu cầu tới các máy chủ để lấy các page, tải toàn bộ trang đó và giao nó cho bộ phận lưu chỉ mục của Google.
Google gửi yêu cầu tới hàng ngàn máy chủ khác nhau cùng một lúc. Để tránh việc tràn ngập các máy chủ cá nhân hoặc lấn át các yêu cầu của người dùng, Google Bot cố ý làm cho tốc độ gửi yêu cầu tới các trang chậm hơn rất nhiều so với khả năng của nó.
Google tìm các trang web theo hai cách: thông qua địa chỉ URL và qua việc tìm kiếm các link trên web.
  •  Index:
Sau khi Crawl xong, toàn bộ các trang đã tìm thấy sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của chỉ mục Google (Google Index). Cơ sở dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái abc các cụm từ tìm kiếm, mỗi mục sẽ lưu một danh sách các tài liệu có chứa từ tìm kiếm này và vị trí nó xuất hiện trong văn bản. Cấu trúc này cho phép truy xuất nhanh các tài liệu có chứa các truy vấn của người dùng.
Để cải thiện hiệu suất tìm kiếm, Google sẽ bỏ qua (không index) những “stop words” (the, is, on, or, of, how, why, as well as cũng như những chữ số 1 chữ số và một số chữ cái đơn). Google  cũng bỏ qua các dấu chấm câu và các khoảng để dấu cách quá lớn, cũng như chuyển tất cả các chữ cái về dạng viết thường.
  • Thông kê và xếp hạng:
Sau khi lập chỉ mục thì Google tiến hành xử lí các dữ liệu và lập thống kê các số liệu. Bộ xử lý truy vấn bao gồm giao diện người dùng (box tìm kiếm trên trang chủ Google), "bộ máy" đánh giá mức độ liên quan giữa các truy vấn và các dữ liệu, văn bản và hiển thị kết quả tìm kiếm. Khi truy vấn từ Form Search, Google sẽ sử dụng các thuật toán trong đó có thuật toán PageRank để xếp hạng. PageRank là hệ thống xếp hạng các trang web của Google, góp phần rất quan trọng trong việc đánh giá.   Một trang với PageRank cao hơn thì được coi là quan trọng hơn và có nhiều khả năng được liệt kê ở trên một trang có PageRank thấp hơn. Google dựa trên rất nhiều yếu tố để đưa ra chỉ số PageRank và quyết định tài liệu nào có liên quan nhất với câu truy vấn bao gồm cả độ phổ biến của trang; vị trí, lượng từ tìm kiếm có trong trang và mức độ liên quan đến các từ tìm kiếm.
  • Hiển thị kết quả
Sau khi hoàn tất các bước trên Google sẽ trả kết quả tìm kiếm đến người dùng.

Sitemap
Như vậy website của bạn có càng nhiều liên kết đến thì càng dễ có khả năng được google bot ghé thăm thường xuyên hơn. đó là lý do tại sao bạn thường nghe các webmaster nhắc nhiều đến việc tạo backlink bằng cách trao đổi liên kết.
Vì Google Bot là phần mềm nên khả năng xử lý của nó rất máy móc, đôi khi nó lấy tất cả những liên kết trên website mà bạn không mong muốn để đưa lên kết quả tìm kiếm. Thật là tai họa nếu như những thông tin về đường dẫn trang quản trị, thông tin database, cấu trúc site được đưa tất tần tật lên kết quả tìm kiếm... Đôi khi đây chính là tác nhân giúp hacker nghiên cứu bạn và tìm ra lỗ hổng để tấn công website.
Vậy cách ngăn chặn bot để điều khiển bot lấy những kết quả phù hợp như thế nào? Thông thường ta sẽ dùng cách đơn giản nhất là dùng 1 file robot.txt chứa các câu lệnh dành riêng cho bot, đặt ở thư mục gốc của website. Mỗi khi bot ghé thăm nó sẽ biết đâu là nơi mình cần đến, đâu không được đến.
Một cách khác nữa đó là sử dụng công cụ Webmaster Tool của Google, và gửi yêu cầu xóa những URL mà bot đã "trót" đưa vào kết quả tìm kiếm.
Ngoài ra để bot thuận tiện hơn và nhanh chóng đưa kết quả chính xác, các Webmaster thường khai báo 1 định dạng sitemap (bản đồ site) bằng ngôn ngữ XML. File này như 1 tấm bản đồ cho bot, giúp bot nhìn được cấu trúc website một cách chuẩn nhất.

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Lên Top Google Bằng Chiến Thuật Viết Bài PR

Công cụ tìm kiếm xếp hạng website dựa trên hai yếu tố:
  1. Website đó có tương quan về mặt nội dung không? (Đã tối ưu hóa với từ khóa chưa?)
  2. Website đó có quan trọng không? (Có nhiều website khác liên kết đến nó?)
Một khi website của bạn thỏa mãn tốt 2 tiêu chí trên, thì khi đó website của bạn mới “có tiếng nói”. Mức độ SEO thành công của website sẽ tùy thuộc vào nỗ lực làm việc của bạn cũng như số lượng các đối thủ cạnh tranh mà bạn phải đương đầu (dĩ nhiên họ cũng nỗ lực để đạt thứ hạng cao).
Tối ưu hóa từ khóa trên website của mình tương đối đơn giản, nhưng tìm kiếm liên kết là công việc vất vả và thử thách hơn nhiều. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể có được những liên kết chất lượng với ngân sách không quá lớn.
Bí quyết đó là viết bài PR.


Quy trình để viết bài PR

  • Bước 1: Bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực, có nhiều kiến thức mà mọi người muốn học hỏi.
  • Bước 2: Bạn viết một bài hữu ích – chia sẻ kiến thức chuyên môn đã tích lũy được từ một quá trình nghiên cứu cẩn thận.
  • Bước 3: Bạn gửi bài viết của mình cho các website có tiếng trên Interenet.
  • Bước 4: Các tờ báo, tạp chí online, v.v. thu thập nội dung miễn phí từ các website này.
  • Bước 5: Một bài viết hay và hữu ích sẽ lọt vào mắt xanh của hàng ngàn nhà xuất bản nội dung trên toàn thế giới.
  • Bước 6: Đưa ra điều kiện duy nhất: muốn xuất bản bài viết phải kèm theo liên kết trỏ về website của bạn.
  • Bước 7: Nếu 300 người xuất bản bài viết này – bạn nhận được 300 liên kết cho website của mình.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp xoay quanh vấn đề viết bài PR, có thể giúp ích cho bạn trong việc viết bài, cũng như quản lí chiến dịch PR qua bài viết.

Tôi nên viết bài PR về?

Những gì bạn biết. Nhưng phải đảm bảo phần nội dung đó có liên quan đến hoạt động kinh doanh của bạn (để bạn có thể sử dụng từ khóa muốn xếp hạng), và phải hữu ích (để được nhiều người xuất bản). Chẳng hạn như, nếu bạn là nhà sản xuất nhựa công nghiệp, bạn có thể viết một bài, hoặc loạt bài hướng dẫn cách sử dụng ống nhựa teflon thay vì cách lắp đặt chúng. Một khi đã bắt đầu để tâm vào vấn đề, bạn sẽ nhận thấy có hàng trăm bài viết hữu ích bạn có thể thực hiện. Thậm chí bạn còn phát hiện một số nội dung đã được viết một phần trong cẩm nang hướng dẫn hay tài liệu hướng dẫn cách lắp đặt ống của bạn, v.v. Một ý tưởng khá hay khác là hãy suy nghĩ về những câu hỏi bạn thường nhận được từ khách mua hàng và khách hàng tiềm năng. Các câu hỏi này phản ánh điều mà họ quan tâm. Nếu bạn có thể viết bài trả lời cho từng câu hỏi, bạn sẽ được xuất bản, một cơ hội để chứng minh bạn chính là chuyên gia đáng tin cậy. (Bạn có thể tiết kiệm thời gian hỗ trợ khách hàng!)

Bài viết của tôi nên dài bao nhiêu?

Điều đó tùy thuộc vào khối lượng thông tin bài viết cần truyền đạt. Một bài viết ngắn gọn nhưng hấp dẫn – thì dù chỉ 400 từ cũng không thành vấn đề. Tương tự, nếu bạn cần 1500 từ mới có thể truyền tải hết những gì cần nói thì cũng không thành vấn đề.

Văn phong bài PR tôi nên sử dụng sẽ là…?

Hãy viết theo văn phong mà đối tượng khán giả của bạn cảm thấy thoải mái nhất. Nếu người đọc thuộc lớp người kiểu cũ, không nên viết văn như cách tôi đang viết. Không dùng từ rút gọn, không kết thúc câu bằng một giới từ, không bắt đầu câu với từ “và” hay “nhưng”. Nhưng nếu họ không thuộc lớp người này, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ đàm thoại. Thật ra, bài viết càng mang đậm phong cách cá nhân sẽ càng hấp dẫn. Bí quyết sau cùng là gì? Nội dung chỉ cần dễ đọc là được.

Tôi có nên tập trung vào từ khóa?

100% là có! Bất cứ một copywriter SEO nào cũng sẽ trả lời: giống như việc bạn cần tối ưu hóa website với các từ khóa cụ thể, bạn cần tối ưu hóa cả bài viết của mình. Nếu có thể, hãy dùng chính các từ khóa đó làm liên kết trỏ về website của bạn. Luôn cố gắng chèn từ khóa vào tiêu đề bài viết cũng như dòng ghi tên tác giả. Đừng lo lắng về vấn đề Spam; nếu bài viết của bạn cung cấp thông tin chất lượng và hướng dẫn chuyên nghiệp, công cụ tìm kiếm sẽ không đánh giá bài viết là spam dù chúng có nhồi nhét rất nhiều từ khóa.

Tôi nên gửi bài viết ở đâu?

Hãy tìm những website cùng ngành có lượng truy cập tương đối. Bạn có thể search Google để tìm ra những webiste đó bằng những từ khóa tương quan đến nội dung của bạn.

Ai sẽ xuất bản bài viết của tôi?

Nói chung, mọi người thích xuất bản các nội dung viết sẵn vì họ muốn “thu hút sự chú ý”. Nói cách khác, họ muốn tạo ra lưu lượng truy cập đến website của họ càng nhiều càng tốt. Bài viết hữu ích là cách tuyệt vời giúp họ thực hiện điều đó. Họ sẽ trở thành các chuyên gia đáng tin cậy về một chủ đề cụ thể; và niềm tin khách hàng đối với website cũng được cải thiện không ngừng. Có hàng trăm ngàn (thậm chí là hàng triệu) công ty đang xuất bản trực tuyến các newsletter, tạp chí điện tử, và các bài viết. Dù lĩnh vực của bạn có là gì, chắc chắn sẽ có những người cảm thấy thích thú trước những gì bạn viết. Thật ra, ngay khi các nhà xuất bản đánh giá bạn là nguồn cung cấp nội dung chất lượng, chắc chắn họ sẽ quay trở lại để tìm hiểu thêm (thậm chí còn gửi email để yêu cầu bạn gửi nội dung trực tiếp cho họ).


Làm sao tôi biết được khi nào bài viết của mình được xuất bản?

Căn cứ các điều kiện xuất bản đã qui định, bạn có thể yêu cầu nhà xuất bản gửi thông báo cho bạn khi họ xuất bản nội dung của bạn. Tất nhiên họ đều không phiền, nhưng sẽ tiện dụng hơn nếu bạn cài đặt Google Alert để nhận thông báo mỗi khi URL của bạn được xuất bản trên một trang web. Tuy Google không thông báo tất cả các trường hợp, nhưng cũng khá nhiều. Bất cứ khi nào nhận được thông báo, hãy kiểm tra xem bài viết của bạn có còn như cũ hay không, cũng như website có nhận được liên kết hay không.

Nhà xuất bản có thay đổi bài viết của tôi?

Nói chung là không. Chỉnh sửa nội dung bài viết là việc làm thêm. Và đó chính là lí do tại sao các nhà xuất bản rất thích các bài viết chất lượng và nhà cung cấp nội dung kiên định – bởi vì điều đó có nghĩa họ không cần phải làm thêm phần việc nào nữa. Tôi có rất nhiều bài viết được xuất bản, và không có lấy một trường hợp chỉnh sửa bài viết nào lại không thông qua sự cho phép của tôi. Nếu bạn lo lắng về điều đó, bạn có thể bổ sung qui định không thay đổi nội dung bài viết trong phần điều kiện xuất bản của trang web.

Tôi có thể thuê một SEO copywriter viết bài PR cho mình?

Tất nhiên là được. Bất cứ một SEO copywriter nào đều có thể viết bài PR giàu từ khóa và gửi chúng cho nhiều website có lưu lượng truy cập cao.

Tôi cần cung cấp thông tin gì cho SEO copywriter để họ viết bài?

Bạn cần cung cấp cho SEO copywriter các thông tin như, “Chúng tôi muốn viết một bài hướng dẫn mọi người cách lắp đặt ống nhựa. Đối tượng thực hiện công việc này là … Đó là vì… Lợi ích khi dùng ống nhựa của chúng tôi là… Một số khó khăn họ có thể gặp phải như… Đây là các bước quan trọng để giúp họ lắp đặt thành công…” Sử dụng thông tin này, chuyên viên SEO copywriter chắc chắn sẽ tạo bài viết rất hay với tỉ lệ được đăng tải rất cao.

Liệu danh tiếng của tôi có bị ảnh hưởng nếu bài viết xuất hiện trên website ma?

Hầu như không. Hầu hết các website này hoặc là không tương quan, hoặc lưu lượng truy cập rất thấp. Nếu website không tương quan, nhà xuất bản sẽ không tốn công xuất bản bài viết của bạn. Nếu website có nội dung tương quan nhưng lưu lượng truy cập lại rất ít, hầu như không khách truy cập nào có thể trông thấy bài viết của bạn từ website đó. Hơn nữa, dù cho bài viết của bạn có xuất hiện trên website ma, có thể nó vẫn không bị thay đổi, bởi vì – dù website đó có “ma” hay không – đa số các nhà xuất bản đều rất lười khi phải làm thêm việc. Vì vậy phần trình bày, nội dung và mục đích của bạn vẫn không bị ảnh hưởng. Bài viết chất lượng luôn đem đến kết quả tích cực, dù nó được xuất bản ở đâu.

Phải mất bao lâu thứ hạng website mới được cải thiện?

Với SEO, không có gì đảm bảo cho điều đó. Tất cả đều cần đến thời gian. Trong giai đoạn đầu, công cụ tìm kiếm có thể mất đến 2 tháng để cập nhật danh mục trang web. Trong khi đó, một inbound link hầu như không đem đến tác động đáng kể nào. Tùy vào mức độ cạnh tranh của những từ khóa bạn đang sử dụng, cũng như nguồn gốc của các liên kết mà bạn nhận được, có khi 100 inbound link vẫn không thể tạo ra sự khác biệt. (Liên kết đến từ các website có thứ hạng cao – PageRank cao – sẽ tác động tích cực đến thứ hạng của bạn – xem SEO Trade Secrets để biết thêm thông tin về PR). Vì thế, bạn đừng mong đợi mọi chuyện sẽ nhanh chóng có kết quả như ý. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc chăm chỉ, và có thể chuẩn bị một số bài viết hay, bạn sẽ nhận được kết quả khả quan chỉ sau vài tháng.

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

5 Quy Tắc SEO Bạn Cần Phải Nắm Vững

Trong những năm gần đây, có thể bạn cũng thấy người ta nhắc nhiều về thuật toán SEO, về trách nhiệm của người làm SEO, vai trò của họ thay đổi theo thời gian tương ứng với những thay đổi không ngừng của các thuật toán tìm kiếm như thế nào. Điều đó khiến nhiều công ty và những người làm SEO luôn phải tự hỏi: họ nên làm gì và tập trung cho hoạt động nào? Hay nói cách khác, người ta muốn biết điều gì sẽ tạo nên một chiến lược SEO chất lượng, cũng như yếu tố nào mới thực sự quan trọng trong cả quá trình SEO.


Để trả lời cho câu hỏi trên, tôi sẽ chia sẻ với bạn 5 quy tắc SEO tôi thường sử dụng. Nếu bạn tuân theo các quy tắc này, bạn sẽ có được các kết quả tốt đẹp trong thế giới SEO. Sau đây là các quy tắc giúp tôi nâng hạng cho website của mình:

Quy tắc SEO 1: Nâng cao tỉ lệ chia sẻ xã hội

Có lẽ bạn đang thắc mắc tại sao tôi lại bắt đầu quy tắc thứ nhất với truyền thông xã hội. Đó dường như không phải là việc phải làm của dân SEO. Hay đúng thật như thế? Tôi cho rằng, đó là trách nhiệm của chúng ta vì tầm ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến kết quả tìm kiếm vẫn đang tăng lên trong thời gian gần đây. Và đây là những việc bạn cần làm. Tạo một checklist với những mục tiêu xã hội cho gói SEO của bạn. Chẳng hạn như:
  • Đếm lượt chia sẻ của từng platform xã hội tương ứng với 50 bài post.
  • Tính lượt chia sẻ trung bình bằng cách chia tổng số đó cho 50. Đây là mức chuẩn dùng để đánh giá độ thành công của các post khác trong tương lai.
  • Xác định mục tiêu nhận lượt chia sẻ hợp lí cho từng post. Không nhất thiết từng post phải có sức lan truyền mạnh (viral), nhưng việc đánh giá từng post sẽ giúp bạn hiểu rõ tại sao các post này có hiệu ứng lan tỏa còn những post khác thì không.
Tạo nội dung và sau đó, trước khi nhấp nút publish, hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Đó có phải tiêu đề hấp dẫn nhất tôi có thể viết?
  • Đã nhờ ít nhất hai chuyên gia khác đánh giá tiêu đề chưa?
  • Đã viết lại tiêu đề sao cho phù hợp với Twitter, Facebook và Google+ chưa?
Sau khi post bài khoảng vài ngày, tiếp tục trả lời những câu hỏi sau:
  • Tôi có đạt được số lượng chia sẻ như đã đề ra hay không?
  • Làm sao để tôi viết lại nội dung một cách hấp dẫn hơn để hấp dẫn và được chia sẻ nhiều hơn?
  • Bài học nào được rút ra từ các post thất bại khác?
Dù bạn có thích hay không, nâng cao lượng chia sẻ trên mạng xã hội đã trở thành một trong những nhiệm vụ mới của người làm SEO. Nói cách khác, nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia lĩnh vực SEO, bạn cần xem việc nâng cao lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Đó là một quy tắc bất di bất dịch.

Quy tắc SEO 2: Xây dựng một website uy tín



Một website uy tín cần có nội dung đặc sắc, danh tiếng, và có thâm niên cao. Cùng đi sâu vào phân tích chi tiết nào:
  • Thâm niên – Thành tố chính yếu nhất của uy tín là thời gian. Website của bạn đã được xây dựng bao lâu? Tên miền đã bao nhiêu tuổi? Đây là một trong những cách giúp Dan Savage đánh bại Rick Santorum trong cuộc chiến SEO trong cuộc bầu cử tổng thống. Savage ra mắt website năm 2003. Website bầu cử tổng thống của Santorum có “số tuổi” ít hơn nhiều… vì thế, khi bạn tìm kiếm với từ “Santorum”, website của Savage xếp hạng nhất.
  • Danh tiếng – Khi bạn tuân theo các quy tắc hướng dẫn của Google và Bing, bạn sẽ xây dựng được danh tiếng tốt cho website. Nếu bạn khuyến khích người dùng chia sẻ và người dùng cũng cảm thấy thoải mái khi chia sẻ nội dung của bạn, bạn đã tạo được danh tiếng tốt. Còn nếu bạn sử dụng những thủ thuật “SEO mũ đen”, danh tiếng của bạn sẽ bị tổn hại nghiêm trọng một khi bị phát giác.
  • Nội dung đặc sắc – Việc bổ sung các tài liệu hướng dẫn, các bài viết có hiệu ứng lan truyền cao, cung cấp các nội dung cơ bản và xây dựng cộng đồng xã hội không chỉ giúp bạn cải thiện uy tín cho website, chúng còn giúp bạn nâng cao hình ảnh thương hiệu và gia tăng số lượng người theo dõi trung thành với website.
Nếu website chưa có tuổi, bạn có thể vớt vát cho trường hợp này bằng cách thu hút thật nhiều liên kết từ các website uy tín khác. Tuy nhiên, giá trị liên kết đến từ các website này không giống nhau. Một website có quá nhiều liên kết trỏ đến các website khác sẽ không uy tín bằng điều ngược lại. Hơn nữa, liên kết đến từ website tương quan sẽ hữu ích hơn liên kết đến từ website “lạc quẻ”. Vì thế, đây là những việc bạn cần làm nếu muốn xây dựng một website uy tín:
  • Trung thành với các thủ thuật “SEO mũ trắng – Để ghi điểm với công cụ tìm kiếm không khó: chỉ cần đọc, thấu hiểu, và tuân theo các quy tắc hướng dẫn của họ. Công cụ tìm kiếm sẽ tôn trọng bạn, nếu bạn sử dụng kĩ thuật “SEO mũ trắng” và sẽ thưởng cho website của bạn một kết quả xếp hạng xứng đáng.
  • Thường xuyên cung cấp nội dung đặc sắc – Độ tươi mới, cũng giống như chất lượng nội dung, đều là các yếu tố quan trọng giúp bạn đạt thứ hạng cao. Nội dung mới được cung cấp theo một thời gian biểu thường xuyên và đều đặn là dấu hiệu chứng tỏ với công cụ tìm kiếm rằng, website của bạn rất tương quan và luôn bắt nhịp theo xu hướng thế giới.
  • Tạo nội dung đa dạng – Google sẽ rất thích nếu website chia sẻ nhiều loại nội dung khác nhau, như văn bản, video, hình ảnh và slide show. Nhìn vào một website uy tín, bạn sẽ thấy họ xuất bản nội dung theo nhiều hình thức rất đa dạng. Hơn nữa, người theo dõi ở các website uy tín cao cũng rất thích nội dung đa dạng. Có thể họ không thích bài viết dông dài của bạn, nhưng bù lại họ rất thích các video hướng dẫn.
  • Kiên nhẫn theo nghề – Hãy giữ tên miền đó tồn tại nhiều năm liền. Chỉ đơn giản như vậy thôi.

Quy tắc SEO 3: Thu hút các liên kết đáng tin cậy

Xây dựng liên kết là một thủ thuật SEO rất quan trọng vì chúng là một trong những dấu hiệu cốt lõi để Google xây dựng bộ máy tìm kiếm của họ. Tuy các inbound link rất hữu ích, nhưng liên kết đến từ các website uy tín cao thậm chí còn hữu ích hơn. Dưới đây là 5 phương pháp bất khả chiến bại giúp bạn thu hút các liên kết này:
  • Viết nội dung thu hút các “liên kết trong nội dung” – Phương pháp cơ bản nhất để thu hút liên kết là viết nội dung sao cho người dùng viết về chúng nhiều nhất và liên kết đến chúng. Hay nói cách khác, hãy viết nội dung sao cho người đọc không thể không phản hồi.
  • Đề nghị thay thế các liên kết chết – Hãy phân tích một website có độ uy tín cao để tìm kiếm các liên kết chết trên website, và đề nghị được viết nội dung để thay thế liên kết đó.
  • Viết guest post – Cung cấp cho blogger một bài viết thật tốt cho website của họ, bổ sung giá trị cho người đọc. Họ sẽ cho bạn những backlink thật tự nhiên.
  • Hoàn tất những phần thiếu sót cho các bài viết khác – Phân tích một blog có profile uy tín nhằm tìm kiếm các khoảng trống trong nội dung của họ. Hãy báo cho blogger biết phần dữ liệu còn thiếu, cũng như đề nghị bạn sẽ viết bài bổ sung.
  • Thu nhận liên kết từ các website của chính phủ – Viết nội dung cho một sự kiện nào đó của thành phố hay vì mục đích từ thiện. Nếu đủ khả năng, bạn có thể mở một văn phòng hay tổ chức một sự kiện. Sau đó, báo tin cho một website của một cơ quan phù hợp biết về nội dung của bạn để họ tạo liên kết đến nó.
Vấn đề mấu chốt là, sẽ không bao giờ lãng phí thời gian nếu bạn đầu tư vào hoạt động thu hút liên kết có uy tín cao.

Quy tắc SEO 4: Luôn hướng về người đọc


Đây không còn là điều xa lạ nữa, nhưng vẫn chưa có nhiều người làm được. Lý do đơn giả là Google muốn thỏa mãn người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm. Nếu họ cho phép hiển thị những website có thiết kế sơ sài với cấu trúc điều hướng khó khăn, tốc độ tải trang chậm cùng tỉ lệ bounce rate cao, người dùng của họ sẽ không còn tin tưởng vào Google nữa. Đó là lí do tại sao cấu trúc thiết kế, điều hướng, tốc độ tải trang và tỉ lệ bounce rate là những yếu tố mà người làm SEO cần lưu ý. Dưới đây là cách giúp bạn điểm danh và nâng cấp các yếu tố này:
  • Tạo hub page – Một hub page sẽ thu thập nhiều liên kết và sắp xếp chúng theo cùng đề tài. Hãy xem chúng như bảng mục lục thu nhỏ các trang blog của bạn. Người ta rất thích hub page vì họ có thể truy cập nội dung tốt nhất của bạn một cách nhanh chóng. Một hub page cũng giúp đem lại sự sống mới cho các nội dung cũ hơn… (giúp chúng thêm một lần nữa trở nên tương quan).
  • Giới hạn không gian quảng cáo – Nếu bạn phụ thuộc thu nhập vào quảng cáo, cố gắng hiển thị chỉ vài mẩu quảng cáo trên phần đầu trang. Cũng như hạn chế tối đa hiển thị quảng cáo bên “trên nếp gấp” (tức là phần website hiển thị trên màn hình mà chưa phải cuộn xuống). Quá nhiều quảng cáo nằm trên nếp gấp sẽ bị đánh giá là spam hoặc chất lượng kém.
  • Cải thiện tốc độ tải của trang – Khi xét đến tính tương quan, tốc độ không phải yếu tố đáng kể, nhưng cũng giống như các yếu tố trực tuyến khác, nếu tốc độ chậm, người dùng phải chờ đợi thì họ sẽ sang trang của đối thủ khác với tốc độ tải nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn… vì thế, bạn cần cải thiện tốc độ càng nhiều càng tốt.
  • Dùng breadcrumb – Một phương pháp nghe có vẻ lỗi thời, nhưng người dùng và công cụ tìm kiếm rất thích breadcrumb. Người dùng thích breadcumb vì chúng giúp họ xác định vị trí hiện tại trên website, đặc biệt là khi họ không truy cập từ trang chủ. Công cụ tìm kiếm thích breadcrumb vì chúng giúp tổ chức nội dung rất tốt.
  • Thiết kế một website đẹp – Hiển nhiên là một website xấu sẽ không được người dùng tiếp tục truy cập trong những lần tìm kiếm tiếp theo, điều này giúp cho Google có thêm lý do để đánh rớt thứ hạng của bạn.
Nói tóm lại, nếu bạn có thể thỏa mãn nhu cầu của người đọc, một cách tự nhiên thôi, bạn sẽ thỏa mãn yêu cầu của công cụ tìm kiếm.

Quy tắc SEO 5: Suy nghĩ dài hạn

Nếu bạn đặt câu hỏi này, hầu hết các chuyên viên SEO sẽ trả lời, “Dĩ nhiên chúng tôi luôn suy nghĩ dài hạn khi làm SEO”. Nhưng có một cách rất hay giúp bạn nhanh chóng phát hiện sự thật, đó là bạn hãy hỏi:
Bạn có chạy theo các thuật toán không?
Nếu trả lời có, họ chỉ đang suy nghĩ ngắn hạn mà thôi.
Đây là những gì một SEO ngắn hạn thường làm khi thuật toán thay đổi: lưu lượng truy cập đến website của khách hàng giảm sút, khách hàng than phiền và chuyên viên SEO sẽ giúp họ xác định vấn đề cũng như tìm cách nhanh chóng cải thiện thứ hạng.
Đây là phương pháp SEO đầy cám dỗ vì khách hàng sẽ rất vui mừng nếu bạn giúp website của họ tăng hạng chỉ trong thời gian ngắn, họ sẽ sẵn sang tiếp tục chi tiền cho bạn. Tuy nhiên, sẽ không ai nhận được lợi ích nếu chạy theo thuật toán. Khách hàng cũng không, công cụ tìm kiếm cũng không, và người tìm kiếm cũng không.
Mặt khác, các SEO dài hạn sẽ gắn bó với những yếu tố không bao giờ thay đổi… có thể nói đó là những quy tắc SEO bất di bất dịch, như những quy tắc tôi đang chia sẻ cho bạn trong bài viết này.
Nếu bạn tuân theo các quy tắc SEO trên, khi đó, các thay đổi thuật toán sẽ hỗ trợ cho bạn, công cụ tìm kiếm không hề phạt bạn. Nhưng nếu bạn dính penalty, dưới đây là các bước giúp bạn xử lí tình huống:
  • Xác định các thay đổi thuật toán:
  1. Google hiếm khi thông báo các thay đổi trước khi áp dụng, trừ phi đó là các thay đổi lớn như Penguin hoặc Panda.
  2. Trong trường hợp đó, hãy kiểm tra search blog của Google để tìm hiểu các bản cập nhật mới nhất.
  • Xác định liệu hình phạt penalty của bạn có hợp lí hay không:
  1. Nếu hình phạt penalty này là đúng và bạn đã làm điều gì đó khiến thuật toán mới không thích, hãy thay đổi và báo cho Google biết về điều đó. Họ sẽ đánh giá cao tính chân thật và hiệu quả làm việc của bạn.
  2. Nếu hình phạt penalty này không hợp lí, bạn có thể đăng nộp yêu cầu đề nghị xem xét lại website. Đôi khi Google cũng phạt sai đối tượng. Khi điều đó xảy ra, Google sẽ phục hồi lại thứ hạng cũ của bạn.
Một lí do khác khiến việc chạy theo thuật toán bị xem là chiến lược tồi đó là: bạn chẳng thể nào theo kịp họ. Người ta ước đoán rằng, Google thay đổi thuật toán cứ mỗi 17.5 giờ. Liệu bạn có theo kịp sự thay đổi của họ theo vận tốc giờ như vậy? Vì vậy, hãy trung thành với các thủ thuật truyền thống, bạn sẽ “bình yên”.

Kết Luận

Tuy bức tranh SEO không ngừng biến động, nhưng cần nhận thức rằng bạn vẫn có thể “sống sót và sống tốt” dựa vào một số thủ thuật đã được kiểm chứng theo thời gian, vì chúng giúp nâng cao thứ hạng website theo từng ngày.
Và một điều nữa tôi muốn bổ sung thêm là: hãy kiên nhẫn.
Nếu bạn có thể rèn luyện cho mình tính kiên nhẫn cũng như có thể chờ đợi kết quả đến dần một cách tự nhiên theo thời gian, bạn có thể tránh đưa ra các quyết định lợi bất cập hại. Bạn thấy đấy, kẻ chạy nhanh nhất không phải lúc nào cũng chiến thắng cuộc thi.
Nguồn: Làm Marketing

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

6 Bước Để Viết Nội Dung Hay Trong SEO

Xu hướng SEO hiện nay được nhiều người đánh giá là một năm cạnh tranh khốc liệt giữa các xu hướng tập trung vào nội dung, lấy nội dung làm nền tảng phục vụ nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

100 Công Cụ SEO Miễn Phí & Hữu Ích

Có rất nhiều công cụ SEO hỗ trợ cho công việc của bạn, cả bản trả phí và miễn phí. Công cụ SEO có trả phí rất quan trọng khi ban cần thêm những tính năng như: cải tiến, đầy đủ tính năng, lưu lại quá trình sử dụng hoặc nhận được các hỗ trợ trực tuyến. Các công việc còn lại thì chỉ cần công cụ miễn phí là giải quyết được rồi.
Dưới đây là danh sách 100 công cụ SEO có thể hỗ trợ lẫn nhau, môt số công cụ bạn có thể dùng miễn phí hoặc trả tiền, số còn lại thì có bản dùng thử. Hãy thử chọn vài công cụ bạn thích và xem chúng hoạt động như thế nào nhé.

Chúng tôi không phân loại các công cụ này theo thứ tự ABC mà sẽ theo những nhóm chức năng lớn: Keyword, Content, Link, Social, Email… Ngoài ra, bạn có thể download file Excel tổng hợp các tool bên dưới.

100 công cụ SEO miễn phí

Keywords Tools

1. Google Keyword Planner (Keyword Research)
http://adwords.google.com/keywordplanner
Có nhiều người không đánh giá cao công cụ dùng để thay thế Google Keyword Tool này, tuy nhiên nó vẫn có thể cho ra nhữg dữ liệu không thể tìm thấy ở những nơi khác
2. Google Trends (Keyword Research)
http://www.google.com/trends/
Giúp xem xét các xu hướng tìm kiếm trên Google và cho biết các từ khóa tìm kiếm phổ biến theo thời gian. Đây là công cụ bạn nhất định phải có.
3. Ubersuggest (Keyword Research)
http://ubersuggest.org/
Tất cả SEO đều yêu Ubersuggest vì sự dễ sử dụng và ý tưởng khảo sát từ khóa đa dạng của nó. Bằng cách sử dụng sức mạnh của Google Suggest, nó sẽ trả về hàng trăm kết quả tiềm năng.
4. Wordstream Free Keyword Tools (Keyword Research, Tools Suite)
http://www.wordstream.com/free-keyword-tools
Ngoài những công cụ có tính phí của mình, Wordstream cung cấp một bộ công cụ giúp truy cập đến hàng ngàn các đề xuất từ khoá khác từ những từ khóa gốc.
5. Keyword Eye (Keyword Research)
http://www.keywordeye.com/
Công cụ này thực hiện khảo sát từ khóa bằng cách thêm hình ảnh trừu tượng cho các từ khóa – đây là điều cần thiết khi bạn muốn đưa khái niệm giá trị của từ khóa đi xa hơn.
6. SEMRush (Tools Suite, Keyword Research, Competitive Intelligence)
http://www.semrush.com/
Các từ khóa trả tiền (PPC) hay từ khóa được tìm kiếm tự nhiên (organic) được cung cấp bởi SEMRush thường là rất hay và toàn diện. Công cụ này cũng rất tốt cho việc khảo sát đối thủ.
7. Wordtracker (Keyword Research)
http://www.wordtracker.com/
Đây là một bộ khảo sát từ khóa mạnh mẽ được sử dụng bởi nhiều nhà tiếp thị hàng đầu. Wordtracker có cung cấp rộng rãi bản dùng thử miễn phí.

Content Tools

8. Content Strategy Generator Tool (Content)
http://seogadget.com/content-strategy-generator-tool-v2-update/
Công cụ này lấy từ SEOgadget, giúp bạn lên một chiến lược thông minh, thực hiện khảo sát trên từ khóa tìm kiếm và qua đó ước tính kích thước của đối tượng.
9. Convert Word Documents to Clean HTML (Content)
http://word2cleanhtml.com/
Bất chấp sự nổi lên của Google Docs, Word vẫn chiếm phần lớn ưu thế đối với thế giới. Sao chép và cắt dán luôn luôn là một trở ngại, nhưng công cụ này khiến cho việc này trở nên dễ dàng.
10. Copyscape (Content)
http://www.copyscape.com/
Copyscape vừa phục vụ cho việc kiểm tra đạo văn vừa dùng để kiểm tra việc trùng lặp nội dung. Rất tuyệt để kiểm tra xem nội dung bài viết của bạn có bị phân phát khắp các trang web khác không.
11. Google Public Data (Content)
http://www.google.com/publicdata/directory
Dựa trên cơ sở dữ liệu công cộng rộng lớn, các dữ liệu công khai của Google cung cấp là một điểm khởi đầu tuyệt vời cho việc khảo sát nội dung, infographics và nhiều nữa..
12. MyBlogGuest (Link Building, Content)
http://myblogguest.com/
Blog vẫn còn được sử dụng và phát triển mạnh. MyBlogGuest giúp bạn tìm thấy những cơ hội tốt ở khu vực này.
13. Similar Page Checker (Content, Technical SEO)
http://www.webconfs.com/similar-page-checker.php
Sử dụng công cụ này để kiểm tra các vấn đề trùng lặp nội dung. Tương tự các trang kiểm tra sự trùng lặp khác khác, công cụ này sẽ cho bạn thấy HTLM của 2 trang đó giống nhau như thế nào.
14. Text Cleaner (Content)
http://www.textcleanr.com/
Một số công cụ tốt nhất lại được dùng để giải quyết các vấn đề đơn giản nhất. Text cleaner giúp dọn dẹp tất cả các loại định dạng văn bản khi thực hiện sao chép và cắt dán qua lại giữa các ứng dụng
15. Wordle (Content)
http://www.wordle.net/
Tạo ra các từ ngữ đẹp. Tuyệt vời cho việc hiển thị hình ảnh và khảo sát nghiên cứu.
16. Yahoo Pipes (Content, Productivity)
http://pipes.yahoo.com/pipes/
Một công cụ tuyệt vời giúp gom các mảnh thông tin lại thành nội dung cụ thể. Được sử dụng để xây dựng thông tin liên kết và bất cứ gì bạn muốn.
17. nTopic (Content)
http://www.ntopic.org/
nTopic là một trong số ít các phương pháp đã được chứng minh là đánh giá nội dung một cách chính xác và cung cấp các từ khoá đề xuất để cải thiện nó.
18. Raven (Tools Suite, Diagnostic, Content, Social)
http://raventools.com/
Raven cung cấp một bộ công cụ SEO kinh điển, nội dung, và các công cụ khảo sát phổ biến với nhiều nhà tiếp thị.

Link Tools

19. Anchor Text Over Optimization Tool (Link Research, Technical SEO)
http://www.removeem.com/ratios.php
Bạn lo lắng vì thuật toán Penguin của Google có thể gây khó khăn trong việc tối ưu hóa anchor text (văn bản có kèm liên kết) ? Bạn chỉ cần nhập đầy đủ URL ( địa chỉ hiện hành của trang web ) vào bản báo cáo những liên kết cần được chú ý.
20. Buzzstream Tools Suite (Link Building)
http://tools.buzzstream.com/link-building
Hầu hết mọi người biết Buzzstream như một trang được dùng để tiếp cận cộng đồng, nhưng đồng thời nó cũng cung cấp một số công cụ để xây dựng liên kết miễn phí. Doanh nghiệp của bạn nên có nó.
21. Domain Hunter Plus (Link Building)
http://domainhunterplus.com/
Chức năng dành cho trình duyệt Chrome này không chỉ giúp bạn tìm thấy các liên kết quan trọng bị hỏng, mà còn cho bạn biết các liên kết có dẫn đến một miền nào có sẵn hay không.
22. Linkstant (Link Building)
http://www.linkstant.com/
Công cụ tiện lợi này phân tích và cảnh báo bất cứ lúc nào khi một người nào đó xây dựng liên kết đến trang web của bạn. Nó khá tuyệt vời để tiếp cận và thu thập thông tin cạnh tranh.
23. Linksy.me Email Guesser (Email, Link Building)
http://linksy.me/find-email
Bạn cần phải gửi một email, nhưng bạn lại không có địa chỉ của người nhận? Gõ vào những thông tin bạn biết và công cụ tiện lợi này sẽ giúp bạn tìm ra địa chỉ đó.
24. Rapportive (Email, Link Building, Productivity)
http://rapportive.com/
Chức năng Rapportive của Gmail sẽ cho ban nhiều thông tin nhanh và chính xác hơn về đối tác liên lạc. Người tiếp thị cần phải có công cụ này.
25. Seer Toolbox (Tools Suite, Analytics, Link Research)
http://www.seerinteractive.com/seo-toolbox/
SEER cung cấp các công cụ nội bộ của mình cho tất cả mọi người trên thế giới sử dụng. Các công cụ này tương tự với những công cụ đã được SEER sử dụng và thành công.
26. SEOgadget Links API (API, Link Research)
http://seogadget.com/api/
Công cụ này cho phép bạn thu thập dữ liệu liên kết và thông tin liên lạc dễ dàng. Giúp bạn tiết kiệm được khoảng thời gian lớn.
27. Ahrefs (Link Research, Link Building)
https://ahrefs.com/
Là một trong những công cụ khảo sát liên kết phổ biến, Ahrefs cung cấp một số lượng lớn số liệu, văn bản và đồ thị đẹp. Chủ yếu ở dạng thu phí, nhưng họ có cung cấp một số dữ liệu miễn phí.
28. Majestic SEO (Link Research, Competitive)
http://www.majesticseo.com/
Bạn đã có thể nhìn thấy những biểu đồ liên kết của SEO Majestic trên khắp Internet. Công nghệ tuyệt vời này kết hợp với một số phương án miễn phí giúp cho việc khảo sát liên kết trở nên tuyệt vời hơn.
29. Majestic SEO API (API, Link Research)
http://blog.majesticseo.com/general/majestic-seo-api-now-explained/
Công cụ này cung cấp nhiều dữ liệu liên kết có sẵn và miễn phí thông qua API.
30. Mozscape API (API, Link Research, Moz)
http://moz.com/products/api
Các công ty ở khắp mọi nơi đều đính kèm công cụ này vào sản phẩm của mình, nhưng nó cũng có sẵn cho để sử dụng cho mục đính cá nhân, và phần lớn các dữ liệu là hoàn toàn miễn phí.
31. Open Site Explorer (Link Research, Moz, Competitive Intelligence, Link Building)
http://www.opensiteexplorer.org/
Khi Google và Yahoo bắt đầu loại bỏ những dữ liệu backlink của công chúng, Moz đã xây dựng Open Site Explorer để phục vụ cho nhu cầu lớn này. Có thể tìm thấy các backlink, anchor text, các số liệu phổ biến, nhiều thứ khác ở đây

Social Tools

32. Bitly (Social)
https://bitly.com/
Hầu hết mọi người sử dụng bitly để rút gọn URL, nhưng sức mạnh thật sự của trang này lại là phân tích.
33. Buffer (Social)
https://bufferapp.com/
Tối ưu hóa việc chia sẻ phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến. Buffer cho phép bạn chia sẻ thông tin vào những thời gian thích hợp để người xem có thể dễ dàng nhìn thấy và đọc được.
34. CircleCount (Social)
http://www.circlecount.com/
Google+ analytics đã tăng giá quá cao. Đây là nguồn tài nguyên miễn phí để theo dõi và phân tích những thông tin bạn chia sẻ. Hãy cùng xem số người theo dõi bạn tăng đáng kể theo thời gian như thế nào nhé.
35. FindPeopleonPlus (Social)
http://www.findpeopleonplus.com/
Danh mục Google+ cơ bản này thực hiện khảo sát, tiếp cận cộng đồng, và xây dựng liên kết một cách tuyệt vời. Nó có thể thực hiện tìm kiếm theo từ khóa, nghề nghiệp, quốc gia, và còn nhiều thứ khác nữa..
36. SEO Tools for Excel (Tools Suite, Analytics, Social)
http://nielsbosma.se/projects/seotools/
Bạn không cần phải rành về Excel mới sử dụng được bộ công cụ này. Nó có thể làm được nhiều điều rất hay. Vì vậy, không thể thiếu nó nếu bạn đang làm SEO.
37. SharedCount (Social, Analytics)
http://www.sharedcount.com/
Làm sao để chia sẻ những mẩu thông tin nhỏ trên khắp những dịch vụ xã hội chính? Đây là công cụ được sử dụng để thực hiện điều đó.
38. SharedCount API (API, Social)
http://www.sharedcount.com/documentation.php
Công cụ này có thể cung cấp cho bạn rất nhiều dữ liệu xã hội để có thể khai thác số liệu thống kê kết hợp giữa Google, Twitter, Facebook, và nhiều trang khác.
39. Social Authority API (API, Social)
https://followerwonk.com/social-authority
Những người theo dõi của bạn có uy tín xã hội ra sao? Còn những người bạn đang cố gắng kết nối thì như thế nào ? Công cụ miẽn phí này sẽ cho bạn biết những điều đó
40. Social Crawlytics (Social, Analytics)
https://socialcrawlytics.com/
Công cụ này cho phép bạn tiến hành thực hiện các khảo sát cạnh tranh bằng cách hiển thị hầu hết các nội dung chia sẻ của đối thủ. Và còn rất nhiều tính năng khác nữa đang chờ bạn khám phá.
41. Social Mention (Social)
http://www.socialmention.com/
Công cụ này giúp bạn phân tích và thực hiện khảo sát trên các phương tiện truyền thông theo thời gian thực sự. Chỉ cần nhập cụm từ tìm kiếm và bạn có thể biết được họ đang chia sẻ những gì vào lúc này.
42. Followerwonk (Social, Analytics, Moz)
https://followerwonk.com/
Có lẽ điều thú vị nhất về Followerwonk là khả năng theo dõi followers của bạn. Các SEO thông minh cũng sử dụng nó để tiếp cận và thực hiện các cuộc khảo sát.
43. KnowEm (Social)
http://knowem.com/
KnowEm cho phép bạn kiểm tra 100 hồ sơ xã hội có sẵn cùng một lúc. Bạn muốn tìm kiếm theo các tên thương hiệu? Hãy dùng KnowEm đầu tiên.
44. RowFeeder (Social, Analytics)
https://rowfeeder.com/
RowFeeder cho phép bạn theo dõi các tên người dùng xã hội, hashtags, các từ khóa và tải các thông tin đó vào Excel để giám sát các phương tiện truyền thông xã hội dễ dàng hơn.
45. Moz Analytics (Tools Suite, Diagnostic, Moz, Rank Tracking, Social)
http://moz.com/products
Là sản phẩm chủ lực của bộ phần mềm Moz, Moz Analytics cung cấp một bảng quản lý tất cả các dữ liệu tiếp thị quan trọng với các phân tích hướng dẫn hoạt động để việc tiếp thị đạt hiệu quả tốt hơn.

Productivity

46. IFTTT (Productivity)
https://ifttt.com/
IFTTT là viết tắt của IF This, Then That. Công cụ này cho phép bạn tạo ra các phím tắt giữa nhiều ứng dụng khác nhau như Gmail và Twitter.
47. Remove Duplicate Items (Productivity)
http://ontolo.com/tools-remove-duplicates
Ontolo cung cấp một bộ các phần mềm liên kết xây dựng và một vài công cụ sản xuất hữu ích cho các nhà xây dựng liên kết. Công cụ này loại bỏ các bản bị trùng và giải quyết những vấn đề thường gặp.
48. Scraper for Chrome (Productivity)
https://chrome.google.com/webstore/detail/scraper/
Nếu bạn chưa bao giờ dọn dẹp trang web của mình thì điều này thật thiếu sót. Công cụ này sẽ giúp bạn dọn dẹp sạch sẽ mà không cần mã code.
49. Trello (Productivity)
https://trello.com/
Quản lý và theo dõi những dự án đơn giản. Được sử dụng và xác nhận bởi Moz.

Technical SEO

50. Frobee Robots.txt Checker (Technical SEO)
http://www.frobee.com/robots-txt-check
Nhiều tập tin robots.txt chứa các lỗi ẩn mà con người không dễ dàng nhìn thấy được. Hãy chạy tập tin của bạn thông qua công cụ này và bạn sẽ bất ngờ với những thứ mình phát hiện.
51. Google SERP Snippet Optimization Tool (Technical SEO, CRO)
http://www.seomofo.com/snippet-optimizer.html
SEO Mofo! đã sử dụng công cụ này để snippet xuất hiện bên cạnh kết quả được trả về trong Google.com. Công cụ này còn cung cấp thêm cấu trúc dữ liệu, thang điểm để đánh giá và nhiều thứ khác.
52. Google Structured Data Testing Tool (Technical SEO)
http://www.google.com/webmasters/tools/richsnippets
Nếu bạn sử dụng chức năng Microformats của Schema.org hoặc bất kỳ cấu trúc dữ liệu nào, công cụ này sẽ giúp bạn xác minh chúng.
53. Robots.txt Checker (Robots.txt, Technical SEO)
http://tool.motoricerca.info/robots-checker.phtml
Gồm những tính năng hiệu quả, công cụ này giúp phát hiện ra các lỗi ẩn trong các tập tin robots.txt có thể gây ra vấn đề cho công cụ tìm kiếm của bạn.
54. Schema Creator (Structured Data, Technical SEO)
http://schema-creator.org/
Mọi người đều thích dùng Schema.org, nhưng các định dạng cỡ nhỏ này lại rất khó khăn để viết bằng tay. Phát minh được sáng tạo bởi Raven sẽ giúp đơn giản hóa vấn đề.
55. SEO Toolbar (Tools Suite, Toolbar, Technical SEO)
http://tools.seobook.com/seo-toolbar/
Trong các công cụ phổ biến nhất hiện nay, thanh công cụ SEO này cho bạn rất nhiều thông tin bao gồm backlink và các cuộc khảo sát cạnh tranh.
56. SeoQuake (Toolbar, Tools Suite, Technical SEO)
http://www.seoquake.com/
Có nhiều dữ liệu cơ bản hơn bất kì công cụ SEO nào khác
57. URI Valet (Technical SEO)
http://urivalet.com/
Một công cụ tuyệt vời để đào sâu hơn vào máy chủ, thông tin kiểu mẫu, phân tích, chuyển hướng vấn đề và nhiều hơn nữa.
58. Xenu Link Sleuth (Diagnostic, Technical SEO)
http://home.snafu.de/tilman/xenulink.html
Chiến thắng giải thưởng công cụ SEO xấu nhất hành tinh, Xenu cũng đồng thời là một trong những công cụ hữu ích nhất. Thu thập thông tin toàn bộ trang web, tìm các liên kết bị hỏng, tạo ra sơ đô web, và còn nhiều tính năng hữu dụng khác nữa..
59. Yoast WordPress SEO Plugin (Technical SEO )
http://yoast.com/wordpress/seo/
Nếu bạn chỉ có thể chọn một chức năng WordPress cho trang web của bạn, lựa chọn đầu tiên sẽ là Yoast, và lựa chọn thứ 2 cũng vậy. Công cụ đã trở thành các chuẩn mực rồi.
60. Screaming Frog (Diagnostic, Technical SEO)
http://www.screamingfrog.co.uk/
Một trang web thu thập nhiều công cụ dữ liệu mạnh mẽ với nhiều tính năng tùy chỉnh. Công cụ cần phải có cho những người muốn làm SEO.

Analytics Tools

61. Google Analytics (Analytics)
http://www.google.com/analytics/
Là công cụ phân tích phổ biến nhất, Google Analytics luôn liên tục nâng cấp và thiết lập các tiêu chuẩn mới
62. Google Analytics API (Analytics)
https://support.google.com/analytics/answer/1008004?hl=en&ref_topic=1008008
Việc phân tích API của Google rất tốt cho việc xây dựng các báo cáo tùy chỉnh, các công cụ và cả việc kéo dữ liệu trực tiếp vào Excel hoặc Google Docs.
63. Panguin Tool (Analytics)
http://www.barracuda-digital.co.uk/panguin-tool/
Công cụ tuyệt vời này kết nối với tài khoản Google Analytics của bạn để giúp kiểm tra xem liệu bạn có bị ảnh hưởng bởi bản cập nhật thuật toán của Google hay không.
64. Piwik (Analytics)
http://piwik.org/
Piwik là một giải pháp phân tích trang web đơn giản, và một thay thế tuyệt vời cho Google Analytics.
65. YouTube Analytics (Video, Analytics)
https://www.youtube.com/analytics
Cung cấp phân tích cụ thể cho các video trên YouTube. Đây là công cụ cần phải có của nhà xuất bản video trên Youtube.
66. StatCounter (Analytics)
http://statcounter.com/
Miễn phí, nhanh chóng và phân tích giải pháp nhẹ nhàng. Thường được sử dụng khi người dùng muốn tránh sử dụng Google Analytics vì lý do bảo mật.

Tools Suite

67. Bing Webmaster Tools (Tools Suite)
http://www.bing.com/toolbox/webmaster
Có chức năng tương tự như Google, Bing cũng cung cấp một bộ công cụ và nguồn để nghiên cứu, hỗ trợ việc quản lý trang web hiệu quả.
68. Google Webmaster (Tools Suite)
http://www.google.com/webmasters/
Với giao diện mới được sửa chữa, công cụ quản lý này tiếp tục là một tài nguyên cần phải có đối với chủ những công cụ chuẩn đoán tình trạng web.
69. Internet Marketing Ninjas SEO Tools (Tools Suite)
http://www.internetmarketingninjas.com/tools/
Ninja là một số trong những SEO tốt nhất trên thị trường tiếp thị trên mạng, và giờ họ đã cung cấp miễn phí một số công cụ trực tuyến tốt nhất của mình.
70. SEOgadget Tools (Tools Suite)
http://seogadget.com/tools/
Công cụ phầm mềm tiện ích này bao gồm một số chức năng Excel, chương trình tạo nội dung chiến lược, và còn nhièu chức năng khác nữa.
71. Virante SEO Tools (Tools Suite)
http://www.virante.org/seo-tools
Virant cung cấp nhiều công cụ SEO có chất lượng cao cho công chúng. Trước đây nó là những công cụ giống nhau được phát triển riêng cho đội Virant và giờ đây được chia sẻ cho công chúng sử dụng.
72. MozBar (Tools Suite, Toolbar, Moz)
http://moz.com/tools/seo-toolbar
Là thanh công cụ SEO chuẩn mực cho các nhà tiếp thị, MozBar cho phép thực hiện hơn 50 tác vụ quan trọng ngay từ trình duyệt của bạn. Đây là công cụ được khuyến khích dùng.

Email

73. Boomerang (Email)
http://www.boomeranggmail.com/
Boomerang cho phép bạn theo dõi email, ngay cả khi bạn quên. Đây là công cụ tuyệt vời cho việc xây dưng liên kết hoặc gửi nhiều email.
74. Email Format (Email)
http://email-format.com/
Email Format giúp bạn tìm được cấu trúc thích hợp với hàng ngàn công ty và tổ chức trên các trang web.
75. MailTester.com (Email)
http://mailtester.com/
Bạn cầnn phải gửi một email đến một địa chỉ chưa được kiểm tra, nhưng bạn lại không muốn nó trở thành thư rác. Hãy sử dụng công cụ kiểm tra email này.
76. Banana Tag (Email)
http://bananatag.com/
Banana Tag cho phép bạn theo dõi email của mình sau khi bạn gửi cho họ. Ví dụ, kiểm tra số lần mail của bạn được mở từ Gmail.

Local Tools

77. GetListed (Local, Moz)
https://getlisted.org/
Công cụ thực hiện SEO theo địa điểm này sẽ đánh giá mức độ phổ biến và đưa ra bước hành động tiếp theo để nâng cao điểm số của bạn.
78. Google Map Maker (Local)
http://www.google.com/mapmaker
Giữa những thứ khác, Google Map Maker cho phép bạn đóng góp cho các bản đồ công cộng, và cũng có thể dùng nó để chia sẻ hay tích hợp vào Google Maps.
79. Whitespark Local Citation Finder (Local)
https://www.whitespark.ca/local-citation-finder/
Tìm kiếm trích dẫn theo khu vực là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện local SEO. Whitespark đã cung cấp một số giải pháp miễn phí và tính phí trong việc tìm các trích dẫn địa phương nhằm tăng mức cạnh tranh

Speed

80. Google PageSpeed Insights (Speed)
https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights
Cung cấp công cụ, dữ liệu, và những kiến thức để cải thiện tốc độ trang web của bạn. Tốc độ của trang web có liên quan mật thiết đến thứ hạng và số lượng người xem, vì vậy nó khá quan trọng.
81. Pingdom (Speed)
http://tools.pingdom.com/fpt/
Pingdom cung cấp tất cả các công cụ để phân tích tốc độ tải trang, các vấn đề DNS, và kết nối.
82. WebPagetest (Speed)
http://www.webpagetest.org/
Đây là công cụ nhanh chóng và dễ dàng. Cung cấp các gợi ý để cải thiện hiệu suất.
83. CloudFlare (Speed)
https://www.cloudflare.com/
Họ đã thực hiện CloudFlare miễn phí như thế nào? Nó hoạt động cả với CDN và dịch vụ bảo mật của bạn để cung cấp 1 trang web tốc độ và an toàn.

Competitive Intelligence

84. BuiltWith (Competitive Intelligence)
http://builtwith.com/
BuiltWith sử dụng để khám phá các công nghệ đã và đang được sử dùng để xây dựng trang web. Đây cũng là công cụ tuyệt vời cho việc thu thập thông tin cạnh tranh.
85. Wayback Machine (Competitive Intelligence)
http://archive.org/web/web.php
Bạn muốn xem lịch sử của trang web của bạn hoặc trang web của đối thủ? Các công cụ này cho phép bạn quay lại đúng những thời điểm đó và theo dõi những thay đổi quan trọng.
86. Searchmetrics Visibility Charts (SERP Tracking, Competitive Intelligence)
http://suite.searchmetrics.com/en/research
Theo dõi khả năng hiển thị của trang web bất kỳ, ngoài ra có thể theo dõi người đứng đầu và cuối danh sách của kết quả tìm kiếm của trang Google.com.
87. SERPmetrics (SERP Tracking, Competitive Intelligence)
http://serpmetrics.com/flux/
Công cụ này giúp theo dõi kết quả các cuộc tìm kiếm được thực hiện ở Mỹ trên Yahoo, Bing và Google trong khoảng thời gian 30 ngày. Công cụ này cũng có chức năng thu phí API.
88. SimilarWeb (Competitive Intelligence)
http://www.similarweb.com/
Thu thập những thông tin cạnh tranh rất ấn tượng của một số ngành công nghiệp trực tuyến. Rất khó để vươt qua số liệu thống kê của đối thủ, nhưng công cụ này làm rất tốt công việc đó.
89. Whois Lookup (Competitive Intelligence)
http://whois.domaintools.com/
Tìm đăng ký, liên lạc, và các thông tin hành chính cho tên miền bất kỳ.

Các Tools khác

90. Caption Tube (Video)
http://captiontube.appspot.com/
Đây là nguồn tài nguyên miễn phí và dễ sử dụng để tạo các chú thích cho YouTube. Cung cấp cho người xem bản dịch của video và giúp họ sử dụng nó dễ dàng hơn.
91. Easel.ly (Infographics)
http://www.easel.ly/
Đây là công cụ miễn phí để tạo và chia sẻ các infographic. Ai cũng có thể tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp với các khuôn mẫu đã được tạo sẵn.
92. Infogr.am (Infographics)
http://infogr.am/
Một nguồn tài nguyên tuyệt vời và miễn phí gồm các đồ họa thông tin cho phép bạn dễ dàng tạo ra hình ảnh và hình tượng hóa dữ liệu của mình
93. MozCast (SERP Tracking, Moz)
http://mozcast.com/
Bạn muốn biết liệu Google có thử nghiệm thuật toán nào trong tuần này không? MozCast cung cấp cho bạn một bản báo cáo hàng ngày để theo dõi những thay đổi của SERF.
94. Rank Checker for Firefox (Rank Tracking)
http://tools.seobook.com/firefox/rank-checker/
Công cụ kiểm tra này khá gọn nhẹ và dễ dàng kiểm tra bảng xếp hạng chỉ với một nút bấm. Nhanh chóng, dễ dàng và miễn phí.
95. Sitemap Generators (Sitemaps)
http://code.google.com/p/sitemap-generators/wiki/SitemapGenerators
Google cung cấp một loạt những sơ đồ của những trang web hàng đầu miễn phí. Hầu hết nó có sẵn trên máy chủ của bạn và có thể tạo ra những sơ đồ mới một cách tự động.
96. XML Sitemaps.com (Sitemaps)
http://www.xml-sitemaps.com/
Có lẽ công cụ này là giải pháp đơn giản, gọn nhẹ nhất cho việc tạo lập sơ đồ trang web. Đây là lựa chọn tuyện vời cho các trang web quy mô nhỏ khi cần phải tạo sơ đồ trang web trong vài phút tại bất kì địa điểm nào.
97. Piktochart (Infographics)
http://piktochart.com/
Một công cụ dễ thương và tạo ra infographic dễ dàng. Không cần phải dày dạn kinh nghiệm để sử dụng công cụ này.
98. Wistia (Video)
http://wistia.com/
Vua của video trực tuyến, Wistia cung cấp giải pháp thân thiện với SEO cho việc lưu trữ video. Có đủ các gói dịch vụ miễn phí và không miễn phí.
99. Optimizely (A/B Testing, CRO)
https://www.optimizely.com/
Công cụ này đóng vai trò thử nghiệm và phân tích giúp bạn thành công trong nỗ lực tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
100. Visual Website Optimizer (A/B Testing, CRO)
https://visualwebsiteoptimizer.com/
Công cụ này cho phép bạn thực hiện phép thử A/ B ( kiểm tra phân tách) với một trình soạn thảo trực tuyến đơn giản, nó còn cho phép bạn kiểm tra nội dung mà không cần biết mã.

Vậy công cụ SEO yêu thích của bạn là gì?

Việc thu hẹp phạm vi danh sách xuống chỉ còn 100 nguồn tài nguyên và công cụ SEO tốt nhất không phải dễ dàng. Mặc dù tôi đã xem qua hàng trăm trang web để hoàn thành danh sách này. Có rất nhiều người đã khảo sát hàng trăm công cụ nhưng họ đã không biên tập lại thành một danh sách. Vậy danh sách công cụ SEO miễn phí yêu thích của bạn là gì? Hãy nói cho chúng tôi biết trong phần bình luận dưới đây nhé !
Nguồn: Làm Marketing

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Các Thủ Thuật SEO Blackhat Khiến Website Bị Cấm

Một trong những cách hiệu quả nhất để thực hiện các điều này là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Có rất nhiều phương pháp SEO hiệu quả có thể tối ưu hóa website doanh nghiệp của bạn, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số thủ thuật SEO blackhat không những hủy hoại danh tiếng công ty và khiến website của bạn bị Gooble ngăn cấm mà còn gây ra hàng loạt những rắc rối liên quan đến pháp luật.

Có một cuộc tranh luận đang diễn ra giữa các chuyên gia về những gì được xem là SEO “mũ trắng” và SEO “mũ đen”. Sự khác biệt lớn nhất chính là SEO “mũ trắng” giúp công cụ tìm kiếm đem tới người dùng những kết quả chất lượng hoạt động theo những hướng dẫn có sẵn.
Mặt khác, SEO “mũ đen” bao hàm việc lợi dụng những giới hạn có sẵn trong tập hợp các qui tắc theo trình tự nhất định công cụ tìm kiếm. Các chuyên gia thường bất đồng về những gì được xem là phương pháp SEO “mũ trắng” và SEO “mũ đen”.
Việc gọi những phương pháp này là gì không quan trọng, điều quan trọng ở đây là một số thủ thuật này là những ý tưởng tồi tệ và vì thế hầu hết các nhà tiếp thị nên tránh sử dụng chúng. Những lý do thì luôn biến đổi nhưng có một khuôn mẫu chung đó là: tránh những thủ đoạn SEO nhằm đánh lừa công cụ tìm kiếm và bóp méo kết quả tìm kiếm. Đây là kinh nghiệm của cá nhân: nếu một người đang thực hiện việc “xem xét thủ công” phát hiện ra thủ thuật sẵn có thì đó có lẽ là một thủ thuật rất dở.
Sẽ thật an toàn khi thừa nhận rằng nếu bạn cố gắng lợi dụng lỗ hổng trong thuật toán ngày nay, những lợi thế của bạn sẽ chỉ là nhất thời. Điều quan trọng hơn, bạn có thể đối mặt với rủi ro cao khi website của bạn bị phạt hay cấm.

6 thủ thuật SEO mà các nhà sản xuất nên tránh:

1. Link farms:

Mọi người đều nhất quán rằng một trong những ảnh hưởng mạnh nhất trên việc xếp hạng tìm kiếm là số lượng và chất lượng những đường link liên kết đến một trang web. Link farm là một nhóm các websites được tạo ra với mục đích là nâng cao số lượng các đường link đến một website có sẵn. Những đường link này là “giả” (nhằm báo hiệu chất lượng website mà chúng liên kết) và vì thế chúng bóp méo kết quả công cụ tìm kiếm.

2. Automated Content Generation/Duplication:

Các công cụ tìm kiếm rất thích nội dung. Chúng đặc biệt thích những nội dung nào được cập nhật thường xuyên. Điều không may là việc tạo ra những nội dung độc đáo như thế sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Khi cố gắng tạo ra các mạng lưới công cụ tìm kiếm nhằm thiết lập nhiều trang web hơn từ một website, và thực hiện điều này thường xuyên sẽ khiến một số trang sẽ thử các nội dung được tạo tự động hoặc lấy nội dung của các website khác để đăng lại. Thủ thuật này thường đi kèm với link farms (bởi vì nếu bạn tạo ra hàng ngàn site, bạn sẽ cần nội dung để đăng trên các site đó vì thế công cụ tìm kiếm sẽ đưa chúng vào danh mục liên kết) Google rất giỏi trong việc xác định đâu là nội dung “tự nhiên” và đâu là nội dung không có giá trị được máy tính tạo ra. Còn về việc tự ý sao chép các nội dung từ những trang web khác là vi phạm luật sao chép và điều này được xem là vô đạo đức.

3. Keyword Stuffing:

Thủ thuật này liên quan đến các phần trong trang web lặp lại nhiều lần một từ khóa nhất định để gây ảnh hưởng lên kết quả công cụ tìm kiếm. Nhiều năm trước các công cụ tìm kiếm đã vô hiệu hóa thủ thuật này, nhưng vì một vài lý do thủ thuật này hiện nay vẫn đang được sử dụng rộng rãi.

4. Cloaking:

Thủ thuật này nhằm chuyển giao nội dung một website khác tới mạng lưới công cụ tìm kiếm thay vì tới người sử dụng. Động cơ thông thường đối với thủ thuật này là chuyển nội dung cho công cụ tìm kiếm nhằm xếp hạng trên một giới hạn nào đó thay vì gửi nội dung khác cho người sử dụng thực sự. Công cụ tìm kiếm phát hiện điều này khá dễ dàng. Nếu bạn bị nghi ngờ sử dụng thủ thuật cloaking, rất dễ dàng để một người nào đó (như nhân viên của Google chẳng hạn) ghé thăm trang web của bạn và kiểm tra xem liệu bạn có đang cloaking hay không. Khi bị phát hiện thì thủ thuật này là một trong những biện pháp đáng tin cậy nhất để cấm website hoạt động.

5. Hidden Text:

Thủ thuật này nhằm che giấu văn bản trên trang web khiến cho công cụ tìm kiếm sẽ nhập vào danh mục (nhằm mục đích tăng xếp hạng), những người truy cập sẽ không thấy được. Ví dụ đơn giản nhất chính là việc biến đổi văn bản màu trắng trên nền trắng. Thủ thuật này dựa trên vài thứ đơn giản như các thẻ trong HTML, những kiểu CSS hoặc javascript nhằm thay đổi trang web. Bất kể thủ thuật này tinh vi đến đâu nó cũng vẫn bị phát hiện dưới một vài chi tiết nhỏ.

6. Doorway/Gateways Pages:

Thủ thuật này tương tự thủ thuật cloaking. Thay vì chuyển giao nội dung khác đến spiders, một trang khác lại hiện ra 1 trang nhất định để được xếp loại tốt trong công cụ tìm kiếm, nhưng sau đó lại gửi tới người sử dụng một trang khác. Rõ ràng đây không phải là điều thích thú cho những người sử dụng khi họ không kiếm được nội dung họ cần.

Thật sai lầm khi cố qua mặt các kỹ sư Google

Hầu hết tất cả các thủ thuật này cho rằng công cụ tìm kiếm sẽ không tài nào phát hiện được. Chúng dựa trên việc lợi dụng những giới hạn hiện tại của thuật toán dùng cho công cụ tìm kiếm. Bất kỳ chiến thuật Internet dựa trên việc qua mặt Google đều không phải là một chiến thuật thông minh. Vì đối với hầu hết marketers, thay vì bỏ thời gian công sức vào những thủ thuật trên thì họ sẽ đầu tư vào 2 điều sau:
  • Cải thiện website để được xếp hạng cao bởi vì những nội dung giá trị và khác biệt.
  • Giúp công cụ tìm kiếm phát hiện ra nội dung vì lợi ích của người sử dụng. Hợp tác với công cụ tìm kiếm thay vì cố lợi dụng chúng là cách duy nhất giúp website bạn hoạt động hiệu quả trong tương lai.
Nguồn: BrandsVietNam

HOT LINE

Tư vấn viên

Phone: (08). 399. 77777

Email: chau@dgm.vn

Facebook: Nguyên Châu

Skype: peti163